Thứ Hai, 10 tháng 9, 2012

phuot - tro lai Muong Lo

Y Tý, Háng Tề Chơ, Suối Giàng ngất ngây một cung đường.



Một hành trình khám phá tây bắc với những khoảng khắc cảm xúc tuyệt diệu .... Dạt dào khi đứng ở ngã 3 Lũng Pô, nơi con sông Hồng đổ vào đất Việt., ngất ngây khi bồng bềnh rảo bước trong mây trời Y Tý, lặng người ngẩn ngơ khi tận mắt chiêm ngưỡng con thác Háng Tề Chơ hùng vĩ, say sưa mê mẩn với những rừng chè cổ thụ Háng Tề Chơ, Phình Hồ, Làng Nhì, Suối Giàng, lãng đãng với những rừng mơ rừng đào trong cái lạnh buốt của ngày đầu xuân, và còn đó nhiều lắm, nhiều lắm những cảm nhận trải dài trong suốt hành trình mà không ngôn từ nào diễn tả hết được.

Chuyến đi thành công với cảm xúc trọn vẹn không phải chỉ nhờ vào riêng sự cố gắng của tác giả và bạn đồng hành mà còn có sự giúp đỡ, chia sẻ và hướng dẫn nhiệt tình trong suốt hành trình của những người bạn khác. Để rồi ...cuộc hội ngộ đầy bất ngờ mà thân thiết gần gũi với những người anh, người bạn mới ở Hà Nội đã trở thành điểm kết thú vị và ý nghĩa nhất của chuyến đi.....

Xin giới thiệu một số hình ảnh toàn chuyến đi với các bạn, còn từng bài nhỏ sẽ được tác giả chia sẻ trong link nguồn ở cuối bài.

Cột mốc 92 (1) ở Lũng Pô nơi Sông Hồng chảy vào đất Việt.


Ngã 3 sông Hồng với 2 màu nước bên đục bên xanh.



Nét văn hóa đặc trưng trong đời sống người Mông, người phụ nữ phải làm lụng chủ yếu còn người đàn ông ăn chơi là chính.



Cung đường ngoằn ngoèo từ A Lù lên Ngãi Thầu rồi qua Y Tý.



Người Mông trong căn nhà Trình Tường ở Hồng Ngài



Vách núi đá khổng lồ trên hành trình từ Ngãi Thầu đi Y Tý.



Chết lặng với mây trời Y Tý.

Trở lại Mường Lò…!

Rate this Entry

Quốc lộ 32 uốn lượn giữa miền núi non Tây Bắc “thanh sơn, bích thủy”. Núi cao, vực sâu, bạt ngàn cây rừng, lau lách. Đỉnh dẫy núi xa đổ xuống những dòng thác mây như từ trên trời đổ xuống mỗi khi vào đông khiến ta tưởng như thấy thác núi Lư trong thơ Lý Bạch đời Đường “Thác bay thẳng xuống ba nghìn thước/Tưởng dải Ngân hà tuột khỏi mây…”. Rồi như một phép màu, con đường quốc lộ bỗng lọt vào một cánh đồng bằng phẳng biêng biếc sóng lúa Mường Lò. Ngỡ ngàng trước những mượt mà óng ả trong nắng trải tới chân núi xa, quả đúng như câu ca “Nhất Thanh, nhì Lò, tam Than, tứ Tấc” nổi tiếng từ lâu.
Mường Lò là cánh đồng lớn thứ hai ở miền núi phía Bắc, chỉ sau Mường Thanh – Điện Biên (còn hai cánh đồng nhỏ hơn là Mường Than – Than Uyên và Mường Tấc – Phù Yên). Người Thái đen đã định cư lâu đời ở nơi đây. Theo câu truyện sử thi của người Thái kể rằng: Hai anh em Tạo Xuông và Tạo Ngần tìm nơi lập nghiệp. Tạo Xuông đã dừng chân dựng bản làng ở Mường Lò, xây dựng nên vùng đất tổ tiên của người Thái Đen ở khắp vùng Tây Bắc vì thấy ở đây đất đai màu mỡ, nguồn nước dồi dào. Câu tục ngữ: “Thái theo nước, Xá theo lửa” nói về tập quán canh tác của người Thái trồng lúa nước, người Xá (Khơ Mú) đốt nương làm rẫy. Còn ông Tạo Ngần lên Mường Then (Mường Thanh ngày nay) xây dựng bản làng người Thái Trắng cũng trồng lúa nước là chủ yếu. Nếp Tú Lệ, tẻ Mường Lò đã thành danh từ lâu. Hương thơm của hạt gạo nơi này đã bay xa, vượt núi non đến nhiều nơi được nhiều người biết đến.
Xuôi theo quốc lộ 32 với những miên man suy nghĩ về Mường Lò, Yên Bái. Để rồi ngỡ ngàng khi chứng kiến vẻ đẹp của những cánh đồng lúa chín vàng, thoai thoải bậc thang tiến về phía núi. Con suối Nậm Thia vắt ngang qua thung lũng như vẽ một nét lụa mềm uốn lượn giữa sóng lúa vàng. Tôi giật mình trước vẻ đẹp Mường Lò với một bóng người con gái Thái gánh lúa trên vai đang rẽ ngang con suối để rồi sẽ chẳng bao giờ lòng có thể quên. “Ngày xưa, nơi ấy có một đôi trai tài gái sắc yêu nhau tha thiết. Cô gái đẹp như trăng rằm, mái tóc đen dài mềm mại. Mỗi khi nàng ngồi bên khung cửi, chim muông, hoa lá như múa vờn trong mỗi đường thêu. Chàng trai khỏe mạnh, giỏi làm nương, săn bắt thú. Mỗi khi tiếng khèn của chàng cất lên, chim rừng ngừng tiếng hót hồi hộp lắng nghe. Nhưng tên chúa đất quyết bắt cô gái về làm người hầu. Hai người rủ nhau chạy lên núi cao để bảo vệ tình yêu đôi lứa. Tên chúa đất cho người đuổi theo. Chàng trai và cô gái kiệt sức gục xuống trên đỉnh núi. Cô gái không cầm lòng được, chỉ biết khóc than cho mối tình tuyệt vọng. Nước mắt của cô chảy mãi hóa thành dòng suối Nậm Thia, mái tóc dài thơm hóa thành làn rêu xanh mướt như vẫy gọi. Chàng trai đau đớn nhảy xuống dòng suối, thân thể chàng vừa chạm mặt nước bỗng vỡ tan, hóa thành muôn tảng đá cho làn rêu quấn quýt bám quanh”. Tôi đã bao lần được nhâm nhi chén rượu thơm cất từ những hạt gạo Mường Lò, thấm đẫm huyền thoại kia với món rêu đá thơm, cay, dịu mát, vậy mà xuân này sao nhớ lạ lùng. Những sóng vàng ngày xuân của con suối Thia ấy như muôn bàn tay vẫy gọi. Tôi lại đến với Mường Lò…!

Chùm ảnh: Mùa vàng trên thung lũng Mường Lò.
---

---

---

---

---

---

---

---

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét